Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Nến thơm: Nguy cơ mắc bệnh cao mà ít người để ý

Nến thơm: Nguy cơ mắc bệnh cao mà ít người để ý

Nến thơm được nhiều người ưa thích khi muốn trang trí cho căn nhà thêm lãng mạn hoặc biến không gian trở nên khác biệt. Tuy nhiên ít người biết được rằng đằng sau mùi thơm quyến rũ, dễ chịu của nến thơm là nguy cơ đe dọa sức khỏe.

1. Khói nến thơm độc như khói thuốc lá


Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khói mà nến thơm sản xuất ra tương đương với hầu hết những chất độc của khói thuốc lá.

Vì nến thường được thắp trong phòng kín, ít thông gió nên các hóa chất thải ra có thể gây ô nhiễm phòng kín đủ để làm tăng nguy cơ hen suyễn, eczema hay các chứng bệnh về da.

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố cách đây 2 năm, hóa chất từ khói nến thơm có chứa các chất gây kích thích hen suyễn như toluene và benzene, một số mẫu còn tìm thấy hàm lượng nhỏ chì. Không chỉ là chất sáp, chất làm thơm hay dầu trong nến khi bị đốt cháy sẽ tạo ra các khí lơ lửng trong không gian nhiều hơn nến thông thường.

Tất nhiên, thỉnh thoảng hít phải những hóa chất này có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tiếp xúc thường xuyên sẽ sinh ra một số nguy cơ.
tác hại không lường của nến thơm
Nến thơm độc như thuốc lá

2. Nến thơm gây ung thư


Một phát hiện đáng chú ý của các nhà khoa học Hà Lan là khi đo thành phần không khí trong nhà thờ đốt nến liên tục 9 tiếng đồng hồ, họ tìm thấy chất có gốc tự do - có khả năng gây ung thư - gấp 10 lần so với không khí trên đường cao tốc.

3. Đốt nến thơm an toàn


Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi dùng nến thơm nên xem kỹ phần bấc. Tốt nhất mua nến có bấc bằng sợi bông, không lõi hoặc bấc lõi giấy. Nếu bấc có lõi kim loại thì phải xem có phải bằng chì không (vạch đầu sợi lõi bấc vào giấy, nếu thấy xuất hiện các đường màu xám như bút chì thì không nên mua). Nếu có điều kiện thì mua nến làm bằng nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn sức khoẻ, vừa có mùi thơm dễ chịu. Trường hợp bấc quá dài, trước khi đốt nên cắt ngắn, còn chừng 1cm. Bấc càng dài, lửa càng lớn, lượng muội khói độc càng nhiều.
tác hại không lường của nến thơm
Nến thơm

Để an toàn, nên tránh cho khói nến bám vào cơ thể. Không dùng nến trong các không gian kín, ít thông gió, như nhà tắm, phòng nhỏ bít bùng cửa…

Không dùng nến thơm thực hiện phương pháp trị liệu bằng hương thơm nếu không có đủ hiểu biết về sản phẩm hoặc không tìm được nến của các hãng uy tín. Không đốt nến gần những nơi có nhiều đồ dùng bằng vải vì dễ xảy ra hoả hoạn, lại là môi trường để các chất độc hại trong khói nến lưu lại lâu dài.

Cách thắp nến an toàn là nến thông thường tốt hơn nến thơm, nên chọn sáp cứng hơn là nến nước hoặc dạng gel. Khi thắp, nên để ngọn lửa nhỏ và cháy thật chậm.

[ Nguồn sưu tầm: phununews.vn]

NẾN THƠM VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN SỨC KHỎE.

NẾN THƠM VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN 

SỨC KHỎE.


Nến thơm hay nến nghệ thuật đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng hàng ngày. Nến vừa có tác dụng trong phong thủy, sưởi âm căn phòng của chúng ta, tạo cảm giác thư giãn, chống ẩm mốc, vừa có tác dụng tạo hương thơm đặc biệt giúp giải tỏa stress.

Nến thơm hay nến nghệ thuật đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng hàng ngày. Nến vừa có tác dụng trong phong thủy, sưởi âm căn phòng của chúng ta, tạo cảm giác thư giãn, chống ẩm mốc, vừa có tác dụng tạo hương thơm đặc biệt giúp giải tỏa stress.
những tác hại không lường của nến thơm
Nến thơm 

Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp huyền ảo và quyến rũ, cây nến cũng gây những tác hại không nhỏ tới sức khỏe của con người, thậm chí rất nhiều loại nến rất độc hại do nến được tạo ra từ nguyên liệu rẻ tiền và không an toàn cho sức khỏe của con người, như: Sáp Paraffin, dầu Paraffin, hương liệu tổng hợp tạo mùi, màu tổng hợp, tim nến (bấc nến) có chì và kẽm, v.v…
Các sản phẩm nến thơm (nến nghệ thuật) có trên thị trường  hiện nay đa số có giá rẻ, bắt mắt, đa dạng, phong phú về mẫu mã, màu sắc và mùi hương nhưng cũng tiềm ẩm nguy cơ  gây ung thư,  ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ hô hấp, v.v…
- Thứ nhất:  Để bấc nến cháy đẹp hơn, lung linh hơn, người ta sử dụng tim nến có chì và kẽm kết hợp với các thành phần khác để làm bấc. Khi nến cháy, những kim loại có trong bấc nến sẽ bay hơi vào không khí và biến thành muội than bám vào các đồ dùng bằng nhựa và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp của người trong không gian đó, đặc biệt nguy hại tới sức khỏe của bà mẹ mang thai và trẻ em. Ô nhiễm chì gây tổn thương đến thận và hệ thần kinh, làm mất trí nhớ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ.
- Thứ hai: Nến được sản xuất từ Paraffin tuy giá thành rẻ, phù hợp túi tiền của đa số người tiêu dùng nhưng do sáp Paraffin và dầu Paraffin chứa một lượng lớn các chất gây hại như Toluren, Benzen, một số chất khác gây hen suyễn và các bệnh về da. Đặc biệt, khói của nến được tạo ra từ Paraffin có chứa thành phần độc hại, nếu sử dụng thường xuyên và trong phòng kín thì những chất này sẽ tích tụ làm xuất hiện tình trạng đau đầu, ngứa họng, nghẹt mũi, tổn thương hệ thần kinh trung ương, ung thư, gây hại cho phổi, v.v…
- Thứ ba: Đa số nến thơm được sử dụng hương liệu tổng hợp (giá thành rẻ, chỉ cần dùng tỷ lệ nhỏ nhưng cho độ khuếch tán rộng, hương thơm lan tỏa mạnh) thay vì dùng tinh dầu 100% thiên nhiên (giá thành cao, phải sử dụng tỷ lệ cao mới tạo được mùi hương  nhưng có tác dụng thư giãn,  giải tỏa căng thẳng, trị liệu và an toàn).
- Thứ tư: Màu sử dụng cho nến cũng là màu tổng hợp hóa chất
- Thứ năm: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện những loại nến cốc có chất liệu giống như thạch có hình dáng, kiểu mẫu và mầu sắc bắt mắt, tiện dụng nhưng vô cùng độc hại do loại nến này có chứa từ 70 đến 98% dầu Paraffin và từ 2 đến 30% cao su tổng hợp nên khi cháy sẽ tạo ra muội than rất có hại đến hệ hô hấp.
Tác hại không lường đến của nến thơm
Nến thơm 


Các nhà khoa học Hiệp hội hóa học Mỹ khuyên người tiêu dùng nên sử dụng các loại nến được sản xuất từ nguyên liệu an toàn và gần gũi với môi trường. Một trong số các loại nến an toàn đó là nến được sản xuất từ sáp ong kết hợp các loại sáp thực vật sẽ vô hại cho người sử dụng, hoàn toàn thiên nhiên, không chứa chì, kẽm và Paraffin nên hoàn toàn tinh khiết và sạch mà vẫn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về nhiều yếu tố (tuy giá thành sẽ cao hơn nhiều so với nến công nghiệp).
Nến sáp ong kết hợp với các loại sáp thực vật có ưu điểm là không phát thải các sản phẩm độc hại mà ngược lại, khi cháy chỉ thải ra các ion âm tính có tác dụng loại bỏ các chất gây dị ứng trong bầu không khí, thanh lọc không khí và làm giảm bụi trong phòng của chúng ta, tạo cảm giác sảng khoái, cân bằng được chất Serotorine trong cơ thể…
Sáp ong và sáp đậu nành được sử dụng làm tá dược trong bào chế dược phẩm và trong ngành mỹ phẩm được sử dụng làm nước hoa, xà phòng, son dưỡng môi, kem dưỡng da, kem dưỡng thể, v.v… Ngoài ra, sáp ong, sáp đậu nành còn được dùng làm nến thiên nhiên (NẾN SẠCH).

[Nguồn sưu tầm: myina.vn]

Càng đốt nến càng thêm bệnh tật

Càng đốt nến càng thêm bệnh tật


Nến được làm chủ yếu bằng sáp paraffin có chứa lượng lớn các chất gây hại như toluen và benzen và một số chất gây suyễn và các bệnh ngoài da khác. Khói tạo ra trong quá trình đốt nến có chứa thành phần độc hại, nếu sử dụng thường xuyên những chất này sẽ tích tụ làm tăng tình trạng đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, đau mắt, gây choáng, viêm xoang, tổn thương hệ thần kinh trung ương, ung thư.
sự tác hại của nến
Nến thơm


Ngoài ra, để bấc đàn hồi hơn và nến cháy lâu hơn, người ta thường làm bấc bằng kim loại như chì và kẽm kết hợp với các thành phần khác. Khi nến cháy, những kim loại đó sẽ bay hơi vào không khí và biến thành những hạt bụi nhỏ li ti bám vào các đồ dùng bằng nhựa hay bám trên bề mặt thảm gây ô nhiễm không khí, không tốt cho phổi. Trẻ em và phụ nữ có thai khi hít phải khí này, thận và hệ thần kinh có thể bị tổn thương, làm mất trí nhớ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ.

Ngày nay, xu hướng chơi nến nghệ thuật (nến thơm) ngày càng trở nên phổ biến với nhiều chủng loại và mùi khác nhau. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, mùi thơm của nến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
tác hại không tưởng của nến
Nến thơm 

Nến thơm có thể sản sinh aerosolised, loại chất độc gây ra các vấn đề về hô hấp như hen suyễn. Bên cạnh đó, khi dùng nến, các hạt bồ hóng sinh ra trong không khí sẽ gây hại cho phổi.

Đặc biệt, nến thơm chứa nhiều chất độc tính đối với cơ thể như toluen, aeton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua… có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh... Tác hại thường thấy của việc lạm dụng hương thơm đó là nó có thể gây kịch phát các cơn hen (suyễn) nhiều khi rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em, thường xảy ra đối với các loại nến có mùi thơm tổng hợp từ hóa chất.

Các chuyên gia cảnh báo rằng thỉnh thoảng đốt nến thì ảnh hưởng không lớn, nhưng nếu sử dụng thường xuyên hay trong những gian phòng không thông thoáng, ví dụ như đốt nến trong bồn tắm nhà vệ sinh, những chất này sẽ tích tụ theo thời gian và sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh nghiêm trọng.

[Nguồn sưu tầm; vietq.vn]

Sự thật về nến Thơm

Sự lãng mạn của ánh nến lung linh cộng mùi thơm thoang thoảng... đang là mốt của nhiều gia đình trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, mùi thơm của nến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Nến thơm cũng đa dạng  không kém sản phẩm nước hoa. Anh Trần Thành Dũng- một chủ cửa hàng chuyên bán đồ nến thơm trên đường Kim Liên cho biết: nến thơm có rất nhiều chủng loại và mùi khác nhau. Nến thơm cũng đa dạng  không kém sản phẩm nước hoa. Giá cả của nến thơm cũng chênh nhau rất nhiều, có loại chỉ vài nghìn đồng, nhưng có loại lên đến bạc triệu!. Song, anh Dũng bật mí: với loại nến sản xuất thủ công thường có mùi rất hắc là do hóa chất tổng hợp. Còn nến đắt tiền thì hương dễ chịu hơn, nhưng nếu sử dụng nhiều cũng gây đau đầu.



Dị ứng vì hương liệu

PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học cho biết, nguyên nhân gây độc của nến thơm thường là do bấc lõi chì ở nến, nhất là loại nến có xuất xứ không rõ ràng. Việc dùng dây kim loại (thường là chì) để làm lõi bấc giúp nến có ngọn lửa đẹp, cháy lâu, bấc không bị gẫy. Một số loại nến thơm còn chứa các chất phụ gia để kéo dài thời gian cháy. Những chất này cũng có thể gây hại cho sức khỏe. 

Về ảnh hưởng mùi thơm từ hương liệu của nến thơm, khoa học thế giới đã chứng minh: ước tính có khoảng 2% dân số thế giới mắc phải chứng dị ứng với hương liệu. Những tác dụng phụ hay gặp của hương liệu là: viêm xoang, đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, đau mắt, gây choáng ngợp, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, chứng hay quên, bệnh ung thư… 

Đặc biệt, rất nhiều chất trong các sản phẩm có hương thơm độc tính đối với cơ thể, như toluen, aeton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua trong đó nhiều chất đã được chứng minh có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh... Tác hại thường thấy của việc lạm dụng hương thơm đó là nó có thể gây kích phát các cơn hen (suyễn) nhiều khi rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em, thường xảy ra đối với các loại nến có mùi thơm tổng hợp từ hóa chất. 



Dùng bao nhiêu thì đủ?

Lưu ý khi sử dụng nến thơm:

- Khi chọn mua nến, bạn nên xem kỹ phần bấc. Tốt nhất là mua nến có bấc hoàn toàn bằng sợi bông (không lõi) hoặc bấc lõi giấy. Nếu bấc có lõi kim loại thì phải xem đó có phải là chì hay không. Có một cách kiểm tra khá đơn giản: vạch đầu sợi lõi bấc vào giấy, nếu thấy xuất hiện các đường màu xám như màu bút chì thì không nên mua. 

- Nếu có điều kiện, nên mua các loại nến làm bằng các nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có mùi thơm dễ chịu. 

- Nếu bấc nến quá dài thì trước khi thắp nên cắt ngắn bớt, chỉ để lại chừng 1cm. Bấc càng dài, lửa càng lớn thì lượng muội khói độc càng nhiều. Tất nhiên, không phải cứ dùng nến thơm là ngộ độc, hoặc ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu cho rằng thỉnh thoảng dùng nến thì không có hại, nhưng ngày nào cũng dùng thì lại rất nguy hiểm. Họ khuyên mọi người không nên dùng nến trong nhà tắm và trong các phòng kín, ít thông gió để tránh khói nến bám vào cơ thể sinh bệnh. 

Không thắp nến trong phòng kín hoặc gần những nơi có nhiều đồ dùng bằng vải như màn cửa, thảm, chăn đệm… vừa dễ xảy ra hỏa hoạn, vừa là môi trường để các chất độc hại trong khói nến có thể lưu lại lâu dài. 

Về nguyên lý, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học công nghiệp phân tích:  Mùi càng thơm càng có nhiều hóa chất độc hại. Vậy nên TS Hoan khuyên, tốt nhất tránh xa các loại có mùi thơm, đặc biệt là mùi thơm được tổng hợp bằng hóa chất. 

Người tiêu dùng cũng không nên quá tin vào những quảng cáo là nến thơm được sản xuất từ hương liệu tự nhiên. Có một thực tế là, rất khó sản xuất nến dùng hoàn toàn tinh dầu tự nhiên vì chúng rất đắt, lại không kết hợp tốt với sáp nến. Tinh dầu tự nhiên thường dễ bay hơi và không thể dùng để làm nến nếu không pha thêm chất ổn định. Cần lưu ý, trong quá trình sống, cơ thể tích lũy các hóa chất có mùi theo thời gian đến mức đủ nhiều thì khi chỉ hít vào thêm một lượng nhỏ nữa cũng có thể gây bệnh.

Theo Hải Long - Đất Việt

NẾN PARAFIN – TÁC HẠI KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC

NẾN PARAFIN – TÁC HẠI KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC

Nến parafin là sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng, nó gần như có mặt trên thị trường nến hiện nay. Nến parafin được chế tác từ nhiều mẫu mã khác nhau, tạo nên sự thu hút đối với việc lựa chọn của khách hàng.
Những tác hại của nến paraffin
Nến paraffin

Nhưng có ai biết được trong từng mẫu đẹp ấy, nó đem đến cho chúng ta một cái hại rất lớn đối với sức khẻo người tiêu dùng. Bởi lẽ, trong chất parafin có những yếu tố độc hại mà nhiều người không hiểu rõ được điều đó.

Được biết parafin là nguyên liệu chính để sản xuất ra nến, song con người tận dụng điểm mạnh của nó để đúc kết ra những sản phẩm khác nhau, phù hợp với yêu cầu của từng người tiêu dùng. Không chỉ vậy, giá thành của nến parafin không cao, khách hàng dễ dàng chi trả. Nhưng ít ai biết trong cái vẻ đẹp về thu hình của nến parafin có nhiều tác hại mà nó đem đến tưởng chừng không ngờ đến.
sự độc hại của nến paraffin
Nến paraffin

Parafin là một chất hóa học phụ liệu trong công nghiệp dầu khí, thuộc dạng hydrocacbon với đặc hình dạng rắn, màu trắng, không mùi, không vị. Các nhà nghiên cứu cho rằng: khi bạn đốt 1/3 lượng nến thì có khoảng 20% chất parafin vào cơ thể gây hại đến năng lượng của tế bào sống. Nến parafin đốt lên sẽ có ngút lên hương khói pha lẫn vào không khí sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau đầu, nhiều lần như thế sức khẻo con người ngày càng suy giảm.

Đừng để vẻ đẹp của nến mà loa ánh mắt của bạn! An toàn về sức khẻo là trên hết, hãy lựa chọn sản phẩm đảm bảo tốt cho cơ thể bạn và gia đình của bạn.

NẾN THƠM,CÀNG DÙNG CÀNG NGUY HIỂM

NẾN THƠM,CÀNG DÙNG CÀNG NGUY HIỂM

Đại đa số mọi người, nhất là giới trẻ có thói quen sử dụng nến thơm trong phòng thay cho các loại đèn vì sự lãng mạn của không gian có ánh nến lung linh,kèm theo đó là mùi thơm nhẹ dịu thoang thoảng. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện các loại nến có chứa tinh dầu,được quảng cáo và giới thiệu rằng có tác dụng xua tan căng thẳng,làm thoải mái đầu óc …

Sự nguy hiểm của nến thơm
Nến thơm 


Nhưng sự thật thì sao ?

Đã là hóa chất, thì dùng thế nào cũng nguy hiểm.
Một sự thật đáng buồn là người tiêu dùng dễ dàng bị sự “hào nhoáng” của những lời quảng cáo mà mua và tin dùng sản phẩm nhưng lại không biết rằng tinh dầu tự nhiên có giá thành rất cao, dễ bay hơi và không thể làm nến nếu như không pha thêm chất ổn định khác. Mà nến thơm trên thị trường thì có giá không đắt và đều sử dụng các hương liệu tổng hợp,nguồn gốc xuất xứ lại không rõ ràng.

Đó là còn chưa tính đến nến có lõi bấc bằng chì.Người ta dùng dây kim loại (đa số là chì) để làm lõi bấc sẽ giúp nến cháy thẳng, lâu, ngọn lửa đẹp nhưng lại không nghĩ đến rằng nó không hề tốt cho sức khỏe và có thể gây ra nhiễm độc chì.
sự nguy hiểm của nến thơm
Nến thơm 

Được biết, về nguyên tắc, nến càng thơm thì càng có nhiều hóa chất. Dù dùng nhiều hay dùng ít thì đều độc như nhau. Hãy tưởng tượng nếu cơ thể một người ngày nào tiếp nhận một lượng hóa chất và lượng chì, thì về lâu về dài sẽ xuất hiện những vấn đề về thần kinh,gan,thận …

Dùng nến để thư giãn đầu óc và giảm tỏa stress là một phương pháp hữu ích.Tuy nhiên,hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua và lựa chọn loại nến an toàn.

Nến có thể gây bệnh ung thư?

Nến có thể gây bệnh ung thư?

“Các loại nến làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ, là một nguồn sinh ung thư và gây ô nhiễm trong nhà”, các nhà nghiên cứu cho biết tại Hội thảo quốc gia về các Hóa chất (Mỹ).

Khói tỏa ra từ các ngọn nến có thể ẩn chứa các chất độc liên quan với căn bệnh ung thư, hen suyễn hay eczema. Theo các nhà khoa học, một ngọn nến đơn lẻ không đủ sức gây hại nhưng chúng ta nên tránh thắp nó suốt cả ngày trong phòng tắm và các loại phòng kín, không có sự thông gió.
Nến đem đến nhiều độc hại
Nến 

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thử nghiệm đốt 1 loạt nến và thu các loại khí phát ra trong quá trình đốt nến rồi phân tích. Kết quả cho thấy những loại nến làm từ sáp paraffin, đây là nguyên liệu phổ biến nhất để làm nến và có gốc dầu mỏ, chứa nhiều các hóa chất gây hại như toluene và benzene. Ngoài ra, một số chất ô nhiễm trong đó liên quan với ung thư, trong khi số khác lại kích thích khởi phát một cơn hen suyễn hay các bệnh ngoài da.

Trong nghiên cứu, TS R. Massoudi và Amid Hamidi cũng nhận thấy nến được làm từ sáp ong và đậu nành, tuy đắt hơn nhưng an toàn hơn vì chúng không phát tán vào không khí các chất độc hại.

Nhà nghiên cứu TS Amid Hamidi, ĐH Bang Nam Carolina nhấn mạnh: “Thỉnh thoảng thắp nến thì không thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu thắp nến làm từ paraffin mỗi ngày trong nhiều năm hoặc thường xuyên thắp sáng chúng trong phòng tắm kín thì lại có thể gây ra nhiều vấn đề”.

“Chúng tôi cam đoan rằng việc thỉnh thoảng thắp vài ngọn nến làm từ paraffin sẽ không gây ảnh hưởng tới lá phổi. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị rằng nên mở cửa phòng khi thắp nến để giảm thiểu việc hít phải các chất sinh ra trong quá trình đốt nến”, TS Noemi Eiser, Quỹ Phổi Anh, khẳng định.
Nến đem đến nhiều độc hại cho người tiêu dùng
Nến 

Tuy nhiên, TS Joanna Owens, TT Nghiên cứu Ung bướu Anh, lại cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng nến mỗi ngày có làm tăng nguy cơ phát triển các khối u ác tính”. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào các yếu tố nguy cơ đã được chứng minh như hút thuốc, uống bia rượu, béo phì, chế độ ăn mất cân đối, thiếu vận động và tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều.

Liên đoàn Những người làm nến Anh cho biết một nghiên cứu đáng tin cậy đã được xác nhận cách đây 2 năm cho thấy, nến, bao gồm cả các loại làm bằng sáp paraffin, không gây hại cho sức khỏe.

[Nguồn sưu tầm: dantri.com]

Nến thơm độc hại như thuốc lá

Nến thơm độc hại như thuốc lá


Cách đây khoảng vài chục năm, nến thơm thường chỉ là loại không thể thiếu được của những dịp sinh nhật. Nhưng gần đây, gần như một thói quen mới hình thành, các cô gái rất thích dùng nến thơm. Họ muốn thắp sáng phòng riêng của mình bằng nến thơm để tạo ra một không gian lãng mạn, khi ngồi ăn, nghe nhạc, những lúc cô đơn, hay khi xả stress, thậm chí thắp nến cả trong phòng tắm. 

Thế nhưng một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy rằng cái mùi thơm nhè nhẹ toả ra cũng như sự huyển ảo đầy lãng mạn không chỉ đem lại cho các cô sự thoải mái, dễ chịu mà cả những tác động chẳng tốt đẹp gì cho sức khoẻ. 
Sự độc hại của nến thơm
nến thơm


Nến thường không có khói như thuốc lá, nhưng các chất khí từ ngọn nến toả ra độc hại không kém gì những điếu thuốc lá. Chúng lại càng nguy hiểm nếu thắp nến ở trong một gian phong kín, khi các cô muốn chìm trong cõi riêng tư không ai quấy rầy. 

Lúc đó, hàm lượng các chất độc tích luỹ khi một ngọn nến cháy hết đủ lớn để gây độc hại. Chúng sẽ trở thành nguyên nhân để gây ra các loại bệnh như hen suyễn, mẩn ngứa, tạo nếp nhăn và những căn bệnh ngoài da khác. Đáng buồn là các nghiên cứu thị trường cho thấy doanh số các loại nến thơm trong mấy năm gần đây tăng rất nhanh. 
sự độc hại của nến thơm
Nến thơm


Giáo sư Amid Hamidi, trường Đại học South Carolina (Hoa Kỳ) cho biết tác hại của nến thơm có khác nhau theo giá bán. Loại nến rẻ tiền độc hại nhất vì chúng được sản xuất từ paraffin nên khi nến cháy, chúng tạo ra nhưng chất hữu cơ bay hơi độc hại (VOC) do nhiệt độ ở ngọn nến không đủ cao để các parafin cháy hoàn toàn, và những hoá chất nhân tạo làm nên mùi của ngọn nến bay vào không khí. Các loại nến thơm đắt tiền thì còn đỡ độc hơn vì chúng được làm từ nguyên liệu chọn lọc như sáp ong và chất sáp trong đậu nành.

[Nguồn sưu tầm: Vietnam.net]

Nguy cơ nhiễm độc từ nến cốc

Nguy cơ nhiễm độc từ nến cốc


Hiện trên thị trường bày bán rất nhiều loại nến cốc (nến mềm như thạch, đựng trong cốc nhỏ) với đủ hình dáng, kiểu mẫu bắt mắt. Nhiều người tiêu dùng chọn loại nến này vì tiện sử dụng, không cần dùng đế, không sợ chảy ra ngoài, không lo bỏng... Nhưng thực tế, nến cốc tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, nến cốc loại mềm như thạch có 70-98% dầu parafin (hay còn gọi là dầu trắng, bản chất hóa học là các hydrocacbon no); 2-30% cao su tổng hợp, thông dụng nhất là SEBS (styren-etylen butadien styren); bấc; có thể có một số phụ gia khác như hương liệu, chất tạo màu...

SEBS là loại polyme nhiệt dẻo có tính đàn hồi cao, độ giãn dài khi kéo đứt có thể lên tới 700%. SEBS có tính tương hợp với dầu parafin nên chúng hòa tan vào nhau rất tốt. Lượng cao su nhiệt dẻo này làm cho nến có dạng gel mềm chứ không phải là dạng rắn như nến cây truyền thống.
Các tác hại về nến cốc
Nến cốc


Trong phân tử của SEBS chỉ có các nguyên tử hydro và cacbon nên khi cháy sẽ sinh ra CO2, H20. Tuy nhiên, cũng giống như dầu parafin, khi SEBS cháy không hoàn toàn, có thể tạo ra cacbon monoxit (CO) và muội than, muội than này không chỉ làm đen tường, trần nhà mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp nếu hít phải.


Thạc sĩ Nhung cho biết, về bấc cho nến, có nhiều loại lõi bấc như magiê, chì, quê hương, sợi cotton, PE, dây cước, đồng… nhưng loại bấc lõi chì được sản xuất với giá rẻ và nhanh nhất. Lõi kim loại đưa vào trong bấc nhằm giữ bấc đứng, lửa cháy đều, không tắt. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều loại nến sử dụng bấc chì đặc biệt là nến thạch.

Khi nến cháy, chì sẽ phát tán vào không khí dưới dạng muội. Người dùng hít nhiều sẽ bị nhiễm độc chì. Chì là kim loại nặng rất độc hại với con người, nhiễm chì lâu ngày dẫn đến tích tụ chất độc trong người, gây chảy máu chân răng, đen chân răng, viêm lợi, ảnh hưởng đến cả đường ruột, gây viêm ruột, rối loạn tiêu hoá.

Nến sản xuất từ dầu parafin có thể được coi là an toàn, nhưng trong một số trường hợp (những người mẫn cảm, phụ nữ mang thai, trẻ em...), khói parafin khi cháy cũng có thể gây kích thích da, mắt, đường hô hấp, nôn mửa.
Các tác hại của nến cốc
Nến cốc


Thạc sĩ Nhung khuyến cáo, nếu có điều kiện, tốt nhất nên sử dụng các loại nến làm bằng dầu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có mùi thơm dễ chịu.

Không thắp nến trong phòng kín hoặc trong những nơi có nhiều đồ dùng dễ bắt lửa như màn cửa, thảm, chăn đệm... vừa dễ xảy ra hỏa hoạn, vừa là môi trường để các chất độc hại trong khói nến có thể lưu lại lâu dài.

Kiểm tra kỹ phần bấc khi mua nến. Tốt nhất là mua nến có bấc cotton (không lõi) hoặc bấc lõi giấy. Nếu bấc có lõi kim loại thì phải xem đó có phải là chì hay không. Cách kiểm tra khá đơn giản: Vạch đầu sợi lõi bấc vào giấy, nếu thấy xuất hiện các đường màu xám như màu bút chì thì không nên mua.

Không nên để bấc nến quá dài, chỉ để bấc chừng < 0,6 cm. Bấc càng dài, lửa càng lớn thì lượng muội khói độc càng nhiều.

[Nguồn sưu tầm : vnexpress.net]

HỆ QUẢ KHI SỬ DỤNG NẾN PARAFFIN

HỆ QUẢ KHI SỬ DỤNG NẾN PARAFIN

Nến paraffin xuất hiện rất lâu và là vật dụng thắp sáng gần như trở thành bạn bè với con người. Với sự phát triển của công nghiệp sản xuất, nến paraffin được chế tác ra nhiều hình thù khác nhau, ngay cả những hình ảnh dễ thương, đẹp, bắt mắt tạo ra nhiều lựa chọn cho khác hàng.


Sự độc hại của nến paraffin
Nến paraffin
Paraffin là chất rắn dạng sáp màu trắng, không mùi, không vị, có tính nhạy với màu khác. Con người tận dụng điểm mạnh tính nhạy màu này đã cho ra những loại nến paraffin với nhiều màu sắc khác nhau. Không chỉ vậy, paraffin là chất dễ đun nóng tạo thành một chất dẻo chiết ra từng vật dụng như ly, cốc,.. đưa ra một loại hình rất hấp dẫn và thích thú.

Nhưng, ít ai biết rằng paraffin là thành phần của dầu thô, chứ nhiều hạt tính hydrocacbon, và nó là chất phụ liệu trong công nghiệp sản xuất. Con người ứng dụng những điểm mạnh của paraffin sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau cung ứng với thị trường đang phát triển.

Nến paraffin khi đốt lên, hương khói của nến pha lẫn với không khí xung quanh gây cho bạn cảm giác nhức đầu, mệt mỏi.  Để ý một chút bạn sẽ thấy khói của nến paraffin ngút lên thường có màu sáng đục, nhiều lúc lại là màu đen. Nếu ta để nến paraffin đốt trong môi trường kín khoảng thời gian dài, bạn sẽ nhận thấy rõ căn phòng có mùi khó chịu, một phần màu sắc của căn phòng sẽ thay đổi.

Sự độc hại của nến paraffin
Nến paraffin
Paraffin là nguyên liệu chính để sản xuất ra nến chiếm 70% - 80%, thế nhưng paraffin lại là một chất trong dầu thô, nếu như bạn sử dụng nến paraffin sẽ gây ra những tác hại lâu dài, khó lường đối với sức khẻo của bạn và gia đình bạn. Những hạt tính hydrocacbon được giải phóng trong khi đốt nến paraffin đi vào hệ điều khiển trung tâm, lấy đi những chất dinh dưỡng của bộ não, song nó sẽ làm suy yếu các tế bào máu xung quanh cơ thể bạn. Vấn đề này bạn sẽ không phát hiện trong khoảng thời gian ngắn, mà nó sẽ kết thù đưa ra những triệu chứng lâu dài, sức đề kháng của bạn dần dần giảm đi.

Cuộc sống ngày càng phát triển, sức khẻo của bạn và gia đình bạn phải được chú trọng nhiều hơn. Chính vì thể, bạn phải am hiểu những tác hại của nến parafin nhằm loại trừ nó ra khỏi mục danh sách mua sắm măt hàng tiêu dùng của gia đình bạn. Nhu cầu hưởng thụ sản phẩm đem đến lợi ích cho sức khẻo tăng lên, mặt hàng thủ công đảm bảo an toàn là thứ khuyên bạn và gia đình bạn lựa chọn.